Apple sử dụng iPhone để nghiên cứu trong lĩnh vực y học.

Với những thành công lớn về các dòng iPhone, hiện nay Apple đang làm việc với những nhà nghiên cứu của Mỹ để thực hiện các ứng dụng cho phép người dùng kiểm tra DNA. 

Vừa qua tại hội nghị Spring Forward, Apple đã giới thiệu bộ ứng dụng mã nguồn mở có tên gọi ResearchKit. Thay vì liên kết với các đối tác y khoa khác, họ đã tự mình phát triển bộ ứng dụng riêng của mình. Và với 700 triệu thiết bị chạy iOS (sắp được cài bộ ResearchKit) trên toàn cầu sẽ mở ra một chân trời mới cho công tác nghiên cứu y học của nhân loại” – Scott Snyder chủ tịch tập đoàn và giám đốc chiến lược Mobiquity cho biết.​

1. Càng nhiều dữ liệu thu thập sẽ càng giúp được nhiều bệnh nhân

Hầu hết những dữ liệu chúng ta có được ngày hôm nay (bao gồm cả lĩnh vực y khoa) đến từ 2 nguồn chính: kinh nghiệm và thông qua khảo sát. Theo lý thuyết, càng nhiều dữ liệu được thu thập, các nhà khoa học sẽ tìm ra được nhiều điều mới mẻ và hữu ích hơn.

Theo đó, nếu ResearchKit được áp dụng rộng rãi trên các thiết bị iOS đặc biệt là iPhone thì nguồn dữ liệu thu thập được cho các nhà nghiên cứu sẽ trở nên khổng lồ hơn bao giờ hết. Hãy thử làm 1 bài toán đơn giản, trong năm 2012, hơn 44 triệu người sử dụng iPhone và đến tháng 3 vừa rồi, Apple đã bán được 500 triệu chiếc iPhone trên toàn cầu. Như vậy, nếu chỉ một lượng nhỏ trong số những người dùng chịu tương tác với ResearchKit cũng đã đủ mang lại một nguồn dữ liệu lớn hơn tất cả mọi cách thu thập dữ liệu truyền thống mà con người đã từng sử dụng.

Một ví dụ thực tế đến từ nhà khoa học John Wilbanks đến từ đại học Stanford, Mỹ, chỉ sau vỏn vẹn 6 tiếng từ lúc ResearchKit của Apple được công bố, đã có khoảng 7500 người dùng tình nguyện tham gia cung cấp thông tin cho việc nghiên cứu về căn bệnh Parkinson (bệnh liệt rung). Và con số này lớn hơn gấp 4 lần số người tình nguyện tham gia nghiên cứu kỉ lục mà trường đại học này từng đạt được – chỉ vỏn vẹn 1700 người.

2.Đối tượng tình nguyện cho dự án đa dạng hơn

Tìm kiếm những người tình nguyện viên cho công tác nghiên cứu khoa học là một trong những cách làm phổ biến nhất để các nhà khoa học có thể thu thập dữ liệu phục vụ công tác nghiên cứu. Tuy nhiên cách làm này vẫn luôn tồn đọng những nhược điểm cố hữu như: số lượng tình nguyện viên tham gia chưa đa dạng (thường là nam, da trắng và giàu có), người tham gia phải có thời khóa biểu sống, sinh hoạt gia đình một cách linh hoạt, sẵn sàng di chuyển đến nơi nghiên cứu mỗi khi các nhà khoa học cần.

Những điều này chính là rào cản lớn nhất cho việc thu thập dữ liệu – đặc biệt, họ không thể hướng những người thuộc các tầng lớp lao động phổ thông, bận rộn. Ngoài ra, một lí do nhạy cảm nữa là chi phí dành cho tình nguyện viên.

Vì thế khi ResearchKit ra đời, chỉ với một chiếc iPhone, ai cũng có thể trở thành 1 tình nguyện viên cho công tác nghiên cứu khoa học. Và đó chính là một tia hy vọng mới cho việc mở rộng việc nghiên cứu y khoa.

Mặt khác, ResearchKit là một kho ứng dụng mã nguồn mở. Chính vì thế, có thể sẽ có rất nhiều công ty phần mềm đưa mã nguồn của các ứng dụng này lên các thiết bị thuộc HDH khác. Đây cũng chính là mong muốn của các nhà nghiên cứu khoa học. ResearchKit không phải được tạo ra vì lợi nhuận mà là vì ý nghĩa lớn hơn thế rất nhiều – tương lai và vận mệnh của con người.

“Với thiết kế của Apple, việc đăng kí tham gia vào các cuộc nghiên cứu khoa học trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Điều này sẽ phần nào làm giảm đi rào cản giữa những tình nguyện viên và các nhà khoa học. Tôi hy vọng rằng từ đây, y khoa sẽ có thể chạm đến những con người chưa từng có cơ hội tham gia vào các cuộc nghiên cứu khoa học” – Sim, giám đốc điều hành thông tin y khoa tại UCSF​

3. Thông tin sức khỏe thu thập được sẽ trở nên chính xác hơn

Có một dạng thu thập dữ liệu mẫu thường dùng của các nhà nghiên cứu y khoa được gọi là “methodology” – yêu cầu bệnh nhân nhớ lại những cảm xúc, triệu chứng gặp phải, chế độ ăn uống, các bài tập sức khỏe… đã trải qua trong quá khứ. Tuy nhiên, nếu như thưc hiện cách làm truyền thống, bệnh nhân thường có đưa ra những câu trả lời mang nhiều cảm tính khiến việc nghiên cứu trở nên thiếu chính xác. Một ví dụ điển hình là việc họ sẽ không kể ra một số món ăn họ đã từng ăn nhưng lại không được phép theo toa của bác sỹ, hoặc “kê” lên số giờ tập luyện thể thao…

Vì thế khi một thiết bị có trang bị các tính năng theo dõi các sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân tình nguyện như iPhone, iWatch thì việc nghiên cứu sẽ trở nên chính xác hơn bao giờ hết. Ngoài ra, các dữ liệu của người dùng sẽ được cập nhật nhanh chóng (có thể xem là liên tục) để các bác sĩ, nhà nghiên cứu có thể theo dõi được tình trạng sức khỏe và diễn biến của các triệu chứng, căn bệnh…

“Giờ đây, chúng tôi có thể liên tục ghi nhận các dữ liệu từ các người bệnh, tình nguyện viên mọi lúc mọi nơi khi họ đứng, ngồi, hoạt động thể thao…. Và số lượng dữ liệu thu được sẽ trở nên khổng lồ hơn bao giờ hết.”​

4. Người dùng được tự chọn tham gia vào lĩnh vực nghiên cứu.

ResearchKit không chỉ được tao ra để các nhà khoa học nghiên cứu mà con để giúp người dùng bảo vệ sức khỏe của riêng mình. Chính vì thế, khi được giới thiệu, ResearchKit đã được trang bị sẵn các ứng dụng hướng đến các bệnh nhân hen suyễn, Parkinson, tim, đái tháo đường và ung thư (sẽ còn được cập nhật thêm liên tục)…

Từ đó, người dùng có toàn quyền tùy chọn những căn bệnh nào mình quan tâm (hoặc có ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân) để liên tục theo dõi, đưa ra các câu hỏi cho chuyên gia và tìm ra cách tự bảo vệ sức khỏe của chính mình.

5. Nghiên cứu khoa học sẽ trở nên “dân chủ” hơn

Các chuyên gia nhận định việc ResearchKit ra đời sẽ phần nào thay đổi cách nghiên cứu hiện tại. Một ví dụ điển hình là viêc bộ công cụ của Apple là mã nguồn mở. Các công ty y khoa và các nhà khoa học có thể dễ dàng hợp tác với nhau để cùng học hỏi và nghiên cứu thay vì đi sao chép lẫn nhau và bị tác động bởi yếu tố độc quyền, cạnh tranh.

Bên cạnh đó, ResearchKit sẽ phần nào mang lại tính dân chủ cho các cuộc nghiên cứu khoa học. Các bệnh nhân đều có quyền tự đặt câu hỏi cho bản thân “Câu hỏi nào thú vị để trả lời?”, “chúng tôi nên thực hiện bài test nào?”… Có thể nói việc nghiên cứu y khoa phải dựa trên tinh thần tự nguyện chứ không phải là áp đặt, các nhà nghiên cứu, bác sĩ và bệnh nhân cần phải tương tác và học hỏi lẫn nhau. Đó chính là tiền đề của việc ra đời ResearchKit.

6. Chuỗi liên kết nghiên cứu – khi dữ liệu trở thành kiến thức và sự “thông thái” của nhân loại

Theo truyền thống các cuộc thử nghiệm lâm sàng và nghiên cứu dân số, tình nguyện viên sẽ được trả tiền cho những nỗ lực hợp tác của họ. Vậy câu hỏi được đặt ra là tại sao dữ liệu y khoa của người dùng lại phải được cho đi một cách miễn phí?. Câu trả lời sẽ rất phức tạp nhưng sẽ phụ thuộc vào cách mà các nhà lập trình viên làm ra ứng dụng của mình (trên ResearchKit).” – Giáo sư Victor Strecher thuộc đại học Michigan (Mỹ) chia sẻ.​

Vượt lên trên mọi thành tựu trong công nghệ hiện nay, điều quan trọng nhất vẫn là làm thế nào đễ các dữ liệu có được trở thành một nguồn kiến thức và từ đó xây dựng nên sự “thông thái” của toàn nhân loại. Và đó chính là thử thách cho các lập trình viên. Dữ liệu thu được ngày một nhiều và đó là tín hiệu tốt, nhưng để biến những dữ liệu đó thành công cụ giúp ích cho sức khỏe con người mới là điều quan trọng. Khi đó, mọi người sẽ bắt đầu nhận ra được rằng “cho đi chính là nhận lại nhiều nhất”​

Vì thế, với ResearchKit, các nhà khoa học mong muốn rằng sẽ thay đổi được ý thức hệ và quan điểm của con người trong các thí nghiệm, nghiên cứu y học cũng như chăm sóc sức khỏe.

7. Dữ liệu sẽ được bảo mật hàng đầu

Dữ liệu luôn luôn có yếu tố nhạy cảm khiến việc bảo mật trở nên vô cùng quan trọng và cần thiết trong một xã hội mà Internet và công nghệ thông tin phát triển rất nhanh như ngày nay – điều này cũng được áp dụng tương tự trên ResearchKit

McConnell – giáo sư y khoa tại đại học Stanford cho biết: “Các dữ liệu thu thập để nghiên cứu y khoa trên các ứng dụng điện tử sẽ được mã hóa trước khi gửi đi thông qua một máy chủ của Sage Bionetworks – một công ty phi lợi nhuận chuyên hỗ trợ nghiên cứu khoa học. Vì thế thông tin cá nhân của người bệnh, tình nguyện viên sẽ được tách bạch hoàn toàn với dữ liệu nghiên cứu và được bảo mật danh tính hoàn toàn.”